KỸ THUẬT NUÔI NÒNG NỌC
Trang trại ếch giống chúng tôi hôm nay sẽ hướng dẫn cho bà con muốn tự sản xuất ếch giống nhằm tự cung tự cấp. Kỹ thuật nuôi nòng nọc không khó, chỉ cần bà con kiên trì sẽ làm được.kỹ thuật nuôi nòng nọc |
Chăm sóc nòng nọc
Sau khi trứng nở thành nòng nọc, bà con không cần thay nước trong 7 ngày đầu. Sau 7 ngày bà con thêm ngày 2-3 phân nước để đảm bảo môi trường cho ếch.chăm sóc nòng nọc |
Bà con có thể thả rau muốn vào hồ cho ếch nghỉ ngơi và hút khí độc trong nước.
Trong quá trình nuôi, bà con nên thay nước định kì 4-5 ngày 1 lần, tùy vào chất lượng nước.
Nên sục khí cho nòng nọc suốt quá trình nuôi để tăng lượng oxi trong nước cho nòng nọc.
Nên cho nòng nọc ăn gì và cách cho nòng nọc ăn:
ở giai đoạn 1-3 ngày, bà con không cần cho nòng nọc ăn. ở giai đoạn này, lượng dinh dưỡng ở noãn cung cấp đủ cho nòng nọc rồi.
Giai đoạn 3-7 ngày, bà con cho ăn bo bo hoặc trứng gà. Giai đoạn này bà con cần cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho nòng nọc.
Giai đoạn từ 7-30 ngày, bà con bắt đầu cho ăn thức ăn tổng hợp, đảm bảo nòng nọc lớn đều để tránh hao hụt do ăn nhau.
Trong quá trình nuôi, bà con có thể bổ sung các chất dinh dưỡng bổ sung để nòng nọc phát triển nhanh hơn. Chất dinh dưỡng bổ sung bà con có thể chọn đó là c- quick. Bà con trộn c- quick khoảng 2-4g với trứng để khô rồi cho nòng nọc ăn.
Khi cho ăn, bà con không nên cho ăn quá no, sẽ dẫn đến sình bụng ở nòng nọc. Bà con cũng không nên cho nòng nọc ăn quá ít, con lớn con nhỏ sẽ ăn nhau và hao hụt rất cao. Sau khi nòng nọc lên bờ, bà con nên phân đàn cho ếch, nên trộn thêm vitamin c cho ếch để tăng đề kháng cho ếch.
Lưu ý quan trọng trong kỹ thuật nuôi nòng nọc:
Khi thay nước cho nòng nọc, bà con không nên thay quá nhiều. Chỉ nên thêm ¼ lượng nước có trong bể.Trứng trước khi cho nòng nọc ăn phải được nghiền kỹ, vứt đều hồ, tránh chỗ có chô không. không vứt quá nhiều trứng để tránh ôi nhiễm nước, nòng nọc sẽ chướng hơi sình bụng chết rất nhiều. Không vứt quá ít làm nòng nọc đói. Ngoài ra, bà con có thể luộc cá tạp cho nòng nọc ăn, tuy nhiên cần loại bỏ xương trước khi cho nòng nọc ăn.
Thời gian nuôi nòng nọc từ khi cho đẻ đến khi lên bờ chuẩn là 21 ngày. Đến khi bán khoảng 1 tháng 5 ngày là ok. Nếu để nuôi ếch thịt 2 tháng nữa, tổng thời gian nuôi ếch đến khi xuất bán là 3 tháng.
Sau khi cho đẻ, bà con cần đảm bảo lượng õi trong nước, chất lượng trứng cũng như thời gian cho đẻ để đảm bảo trứng nở nhiều nhất.
Nước nuôi nòng nọc phải được đảm bảo. Nước không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Không bị ôi nhiễm. Nước phải chứa nhiều sinh vật phù du như bo bo để làm thức ăn cho nòng nọc.
Sau khi ếch lên bờ, cần hạ mực nước xuống thấp. Để giá thể cho ếch nằm. Bà con có thể sử dụng bèo làm giá thể cho ếch.
ếch lên bờ cần đảm bảo nước sạch để tránh cho ếch bị bệnh. Thay nước ngày 2 lần để đảm bảo môi trước cho ếch con.
Trong quá trình nuôi nòng nọc, nếu nòng nọc lớn nhỏ không đều, bà con nên lấy lưới lọc nòng nọc để phân cỡ. Tránh trường hợp nòng nọc ăn nhau gây hao hụt.
Các bệnh thường gặp ở nòng nọc:
Bệnh trướng bụng đầy hơi
ếch bị đầy bụng |
Bệnh bổng đuôi
Bệnh mù mắt
ếch bị bệnh mù mắt |
chúng tôi có cung cấp ếch bố mẹ, bà con có nhu cầu liên hệ với chúng tôi nhé.
chúng tôi chuyên cung cấp ếch giống thanh Hóa, ếch giống Quảng Bình nhé bà con.